Lượt xem: 353

Nâng cao kết quả các chỉ số là cách tốt nhất để nâng cao niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp

Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị phân tích chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI). Đồng chí Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng dự còn có các đồng chí thành viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh, các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng tại địa phương, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.

 


Các đại biểu dự Phiên họp thứ 5 Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tại điểm cầu UBND tỉnh Sóc Trăng, ngày 19/7/2023. Ảnh: Ngọc Hải (ảnh minh họa)

 

    Tại Hội nghị, sau khi nghe báo cáo của các sở, ngành chức năng, đồng chí Lâm Văn Mẫn - Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Kết quả các chỉ số cho thấy sự thông thoáng trong môi trường kinh doanh; sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tận tụy, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương, của cán bộ, công chức và người đứng đầu; là tiền đề thu hút đầu tư vào tỉnh. Chính vì thế, nâng cao kết quả các chỉ số là cách tốt nhất để nâng cao niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp vào sự lãnh đạo của Đảng và sự hiệu quả trong quản lý, điều hành của chính quyền địa phương các cấp; tạo sự gắn kết giữa người dân và các cơ quan nhà nước, xây dựng một nền hành chính phục vụ nhân dân; nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Sóc Trăng so với các tỉnh, thành phố cả nước.

    Qua các báo cáo đánh giá của các ngành, nhận thấy kết quả cải cách hành chính, hiệu quả quản trị, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh còn nhiều vấn đề cần phải được cải thiện, như: Công tác chỉ đạo, điều hành, cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tài chính công, vấn đề chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, quản trị hành chính, chất lượng lao động,... Nhìn chung, những hạn chế trong các chỉ số xuất phát từ các yếu tố chủ quan, do nhận thức của lãnh đạo, nhất là người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức của các đơn vị, địa phương về cải cách hành chính và các chỉ số nêu trên chưa tốt; sự quan tâm và tính quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính còn hạn chế; tính tiên phong, năng động, sáng tạo của đội ngũ lãnh đạo các cơ quan hành chính các cấp trong việc xây dựng hệ thống công vụ phục vụ nhân dân, liêm chính, hành động quyết liệt và kiến tạo phát triển chưa đáp ứng yêu cầu; công tác thông tin tuyên truyền, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở có nơi chưa thực hiện tốt. Việc xác định kết quả các chỉ số không phải là cuộc chạy đua về thứ hạng giữa các tỉnh, các đơn vị, mà phải xem kết quả là thước đo, giúp địa phương, đơn vị “định lượng” cụ thể kết quả, mức độ hoàn thành các nhiệm vụ, những vấn đề còn yếu thì phấn đấu hoàn thành, những vấn đề thực hiện tốt cần tiếp tục phát huy.

    Trên tinh thần đó, để thực hiện tốt việc cải thiện chỉ số cải cách hành chính, chỉ số năng lực cạnh tranh, chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công, nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong thời gian tới, Bí thư Tỉnh ủy - Lâm Văn Mẫn nhấn mạnh: Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị các ngành, đơn vị, địa phương và từng cán bộ, công chức, viên chức phải nghiêm túc thực hiện một số vấn đề sau:

    Thứ nhất, tiếp tục triển khai thực hiện đầy đủ, hiệu quả Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 29/12/2021 của Tỉnh ủy, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về đẩy mạnh cải cách hành chính; Chỉ thị số 18-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chưong trình của Ủy ban nhân dân tỉnh về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh Sóc Trăng. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền; đồng thời, tổ chức quán triệt nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị về tầm quan trọng của cải thiện các chỉ số PCI, PAPI, PAR Index, SIPAS cấp tỉnh và chỉ số PAR Index, SIPAS của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng điều hành, quản trị và hành chính công của bộ máy chính quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở.

    Thứ hai, trong thời gian tới, đối với các chỉ số và những tiêu chí, nội dung tỉnh đạt kết quả tốt, Sóc Trăng phải tích cực duy trì và từng bước nâng dần chất lượng thực hiện. Đối với những chỉ số và những tiêu chí, nội dung còn hạn chế phải triển khai giải pháp chấn chỉnh, khắc phục ngay và thực hiện thường xuyên, liên tục; trong đó, xác định rõ những nội dung hạn chế nào cần thời gian lâu dài; nội dung nào cần khắc phục ngay để chủ động đưa ra giải pháp phù hợp.

    Thứ ba, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, các đề xuất, kiến nghị của các sở, ngành chuyên môn, các huyện, thị xã, thành phố; đồng thời, thực hiện tốt một số nhiệm vụ cụ thể sau:

    + Đối với Chỉ số cải cách hành chính - PAR Index

    Người đứng đầu cấp ủy, các địa phương triển khai đồng bộ các lĩnh vực cải cách hành chính, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo. Quán triệt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã kết luận tại các phiên họp Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính Chính phủ “Đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho phát triển, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình”.

    Căn cứ nhiệm vụ, lĩnh vực cải cách hành chính được giao phụ trách, các sở, ngành phối hợp cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính tập trung tham mưu giải pháp cụ thể cải thiện các tiêu chí, tiêu chí thành phần tự chấm và điều tra xã hội học trong Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh còn hạn chế. Cải cách hành chính cần thực hiện đồng bộ, đầy đủ, tích cực từ tỉnh đến cơ sở, từ bộ phận hành chính đến từng phòng, ban, cán bộ, công chức, viên chức toàn đơn vị.

    Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính nghiên cứu tham mưu mở rộng đối tượng tham gia đánh giá chỉ số, nhất là đối với nhóm đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan Trung ương đặt tại tỉnh.

    + Đối với Chỉ số sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính - SIPAS

    Tăng cường nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, nhất là cán bộ, công chức trực tiếp làm việc với doanh nghiệp, nhà đầu tư. Phải lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, động lực và mục tiêu của quá trình phục vụ.

    Phát huy vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong xử lý, ngăn chặn tình trạng công chức, viên chức nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

    + Đối với Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công - PAPI

    Quán triệt và tổ chức thực hiện hiệu quả các văn bản về Chỉ số PAPI; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trách nhiệm giải trình, đối thoại với người dân; tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia đóng góp ý kiến; công khai minh bạch những thông tin (danh sách hộ nghèo, ngân sách cấp xã, thông tin đất đai,...); thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại cộng đồng dân cư; nâng cao ý thức về quyền lợi, nghĩa vụ trong việc tham gia vào hoạt động của cấp ủy, chính quyền ở cơ sở.

    Đối với 13 cơ quan tham mưu (gồm các sở: Nội vụ, Tư pháp, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Thanh tra tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng) theo dõi về lĩnh vực liên quan đến Chỉ số PAPI; cần làm tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra các nội dung theo ngành, lĩnh vực và theo chức năng nhiệm vụ, công việc được phân công; trong đó, tập trung vào các nội dung của tiêu chí. Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính và các thành viên phải sâu sát, kịp thời tham mưu Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030 phù hợp định hướng của Chính phủ và những điều kiện thực tế của tỉnh.

    + Đối với Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI

    Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các giải pháp nâng cao kết quả 10 chỉ số thành phần theo mối quan tâm ưu tiên, lựa chọn đầu tư nguồn lực để cải thiện các nội dung có tính quyết định. Tập trung các giải pháp khắc phục hạn chế trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh; trong đó, chú trọng cải thiện, nâng cao các chỉ số thành phần tỉnh có thứ hạng thấp (tính minh bạch, chi phí thời gian, cạnh tranh bình đẳng, đào tạo lao động,...).

    Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ công chức, viên chức; cải thiện chất lượng hoạt động của các thiết chế pháp lý; trong đó, Tòa án nhân dân các cấp tại địa phương cần nâng cao chất lượng hoạt động, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ thực hiện; đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục trong việc đưa các tranh chấp ra tòa án để xây dựng lại niềm tin cho doanh nghiệp.

    Thứ tư, Ban Tổ chúc Tỉnh ủy, Sở Nội vụ tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh lồng ghép đánh giá kết quả thực hiện Chỉ số cải cách hành chính vào đánh giá kết quả thực nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị hằng năm.

    Thứ năm, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát huy vai trò trong công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính, các chủ trương, chính sách, quy chế dân chủ ở cơ sở và các chỉ số nêu trên đến đoàn viên, hội viên, nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh để việc tham gia, giám sát thực hiện được đồng bộ, hiệu quả. Phối hợp với Sở Nội vụ thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các nội dung liên quan Chỉ số PAPI.

    Thứ sáu, trong quá trình tham mưu thực hiện, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các sở, ngành, địa phương có trách nhiệm phối hợp Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu thực hiện đồng bộ, nhất quán chủ trương, chính sách của nhà nước về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.

    Mỗi đơn vị và người đứng đầu từng đơn vị cần nỗ lực hơn nữa, phát huy những thành quả đã đạt được, khắc phục những khó khăn; tập trung thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng phục vụ và hiệu quả hoạt động, nghiêm túc quán triệt phương châm “Đoàn kết kỷ cương - Bản lĩnh linh hoạt - Đổi mới sáng tạo - Kịp thời hiệu quả”.

Châu Anh



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 53
  • Hôm nay: 3130
  • Trong tuần: 72,463
  • Tất cả: 11,866,490